Nội Thất Bali - Kiến Tạo Không Gian Hoàn Mỹ

CÔNG TY TNHH NỘI THẤT BALI

Sản Phẩm Nội Thất Gỗ Theo Yêu Cầu

0902235152

0902235152

0902235152

Phần cuối bài viết về các loại gỗ tự nhiên thường dùng làm đồ nội thất. Đây là các loại gỗ còn lại được sử dụng nhưng có thể không phải là tất cả các loại gỗ. Chỉ là những loại này phổ biến nhất mà thôi.

 

13. NỘI THẤT GỖ CHÒ CHỈ (GHÒ CHỈ)

Mặt dù tên gọi khá lạ với người ngoài ngành, nhưng ghò chỉ lại là một trong những loại gỗ được dùng khá phổ biến trong mảng nội thất.

 

cac-loai-go-tu-nhien-thuong-dung-lam-do-noi-that-p3-01

 

13.1 Giới thiệu về gỗ Chò Chỉ

Ở Việt Nam, chò chỉ phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Không giống như cây chiu liu, thường phát triển ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, chúng ta thường gặp cây chò chỉ ở những vùng có độ cao từ 100 đến dưới 700 m so với mực nước biển

Về phân loại, chúng thường được chia thành 4 loại. Tuy nhiên, trên thực tế thì các loại chò này đều có tính chất, đặc điểm tương tự nhau chỉ hơi khác một chút về màu sắc nên phân biệt ra để dễ sử dụng, lựa chọn hơn:

  • Gỗ chò đỏ
  • Gỗ chò nâu
  • Gỗ chò đen
  • Gỗ chò xanh

 

13.2 Đặc điểm của nội thất gỗ Chò Chỉ

Hiện nay, gỗ Chò Chỉ được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất cũng như đời sống. Về sản phẩm nội thất gỗ ghò chỉ, bạn có thể bắt gặp các mẫu bàn ghế, sàn gỗ, tay vịn cầu thang… được làm từ loại gỗ này. Các đồ dùng nội thất sản xuất từ gỗ của cây Chò Chỉ đều có mức giá hợp lý. Nguyên nhân là do gỗ cây thuộc nhóm V, không quá quý hiếm và được phép khai thác nhiều, tiện lợi cho việc dùng làm vật liệu sản xuất nội thất

Ngoài ra, Chò Chỉ có mùi thơm dịu nhẹ, dễ uốn cong khi gia công. Vì vậy, các mẫu nội thất thiết kế từ loại gỗ này có kiểu dáng tinh tế, mềm mại, đặc biệt là tay vịn cầu thang. Qua đó, không gian sống tạo được điểm nhấn, trở nên đẹp hơn và thu hút hơn. Bên cạnh các ứng dụng trong nội thất, gỗ Chò còn được ứng dụng trong đời sống như dùng để sản xuất đũa ăn, bát hương…

 

 

14. NỘI THẤT GỖ CAO SU

Gỗ cao su là một trong những loại gỗ làm đồ nội thất có tuổi đời ít nhất vì chúng chỉ được sử dụng với mục đích này trong khoảng 20 năm trở lại đây.

 

cac-loai-go-tu-nhien-thuong-dung-lam-do-noi-that-p3-02

 

14.1 Giới thiệu về gỗ Cao Su

Gỗ cao su là một một loại gỗ thân cứng thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm. Gỗ cao su tên tiếng anh là Rubber Wood, Đặc biệt là khu vực Đông Nam Á rất thích hợp trồng loại cây này. Gỗ cao su được lấy từ phần thân của cây cao su (tên tiếng anh là: Hevea brasiliensis).

Cây cao su được du nhập vàp nước ta từ lâu, nhưng phần thân gỗ không được tận dụng. Đến những năm gần đây gỗ cao su ứng dụng rộng rãi trong đời sống, chất lượng gỗ cây cao su được đánh giá rất tốt, có vân gỗ đẹp, phù hợp để làm đồ nội thất trong gia đình. Mặc dù vậy chất lượng gỗ cao su vẫn còn để lại nhiều hoài nghi trong tâm lý người tiêu dùng. Bài viết này sẽ giúp có cái nhìn rõ hơn về loại gỗ này và có những quyết định chính xác.

Từ thời Pháp thuộc, cây cao su được nhập về Việt Nam với mục địch trồng khai thác lấy mủ cao su. Sau khi hết chu kì lấy mủ phần thân cây được người dân đem làm củi hoặc vứt bỏ không. Sở dĩ gặp phải trường này là vì thực chất gỗ cao su thuộc vào nhóm gỗ VII, tức là nhóm gỗ có trọng lượng nhẹ, sức chống chịu kém, dễ bị mục, bị mối tấn công sau một thời gian, nên ít có giá trị về gỗ và chẳng mấy ai quan tâm. Tuy nhiên từ những năm 2000, gỗ cao su được quan tâm và bắt đầu sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày nhất là nội thất với dạng ghép thanh

 

14.2 Đặc điểm của nội thất gỗ Cao Su

Đồ nội thất gỗ cao su mang trong mình các đặc điểm riêng của loại gồ này. Đó là:

  • Dẻo dai và bền bỉ với thời gian. Được như vậy là nhờ là tính đàn hồi tự nhiên của gỗ.
  • Thân thiện với môi trường: có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy. Trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn thì sàn gỗ cũng không thải các chất độc hại ra môi trường.
  •  Gỗ có cấu tạo đặc biệt không ngậm nước, không thấm nước trong nhiều điều kiện.
  •  Sản phẩm có độ dẻo dai và cứng cáp, có thể uốn cong hay thẳng mà không bị gãy nứt.
  •  Đặc tính gỗ lâu năm nhưng có độ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu.
  •  Giá thành của sản phẩm mềm, có phù hợp với nhiều gia đình có kinh tế vừa phải.

 

15. NỘI THẤT GỖ DÁI NGỰA

Mặt dù mang trong mình khuyết điểm khá lớn nhưng nhắc tới các loại gỗ để làm đồ nội thất thì ta không thể nào bỏ qua loại gỗ này

 

cac-loai-go-tu-nhien-thuong-dung-lam-do-noi-that-p3-03

 

15.1 Giới thiệu về gỗ Dái Ngựa

Gỗ dái ngựa có tên gọi khác là xà cừ Tây Ấn hay nhiều nơi gọi là nhạc ngựa, đôi khi chúng được đọc chệch đi là gỗ rái ngựa. Chúng có danh pháp khoa học là Swietenia mahagoni, thuộc họ Xoan (Meliaceae). Loại gỗ này được nhà khoa học Carl von Linné nghiên cứu và công bố lần đầu tiên vào năm 1753. Chúng là cây thân gỗ với lá bán thường xanh, kích thước trung bình, có thể cao tới 30–35 m. Các lá kép lông chim chẵn, dài 12–25 cm, với 4 tới 8 lá chét, mỗi lá chét dài đến 5–6 cm và rộng khoảng 2–3 cm; không có lá chét ở đầu cùng. Hoa nhỏ, mọc thành chùy hoa ở nách lá. Quả là dạng quả nang hóa gỗ hình trứng ngược, dài 5–10 cm và rộng 3–6 cm, chứa nhiều hạt có cánh.

Gỗ dái ngựa là loài bản địa mọc chủ yếu ở miền nam Florida, Cuba, Jamaica và Hispaniola. Ở Việt Nam, cũng có loài gỗ tương tự dòng dái ngựa bản địa vì chúng thuộc họ Xoan và phân bố chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang. Gỗ khai thác trong nước thường được dân buôn gỗ gọi là gỗ dái ngựa Việt Nam để phân biệt với dái ngựa nhập khẩu.

 

15.2 Đặc điểm của nội thất gỗ Dái Ngựa

Gỗ dái ngựa thường có giá trị kinh tế không cao. Cần phải sấy trước khi sản xuất nội thất để tránh cong vênh do hiện tượng rút nước xảy ra. Quá trình sấy sẽ làm cho nhựa gỗ thấm vào thớ gỗ. Vì bản thân gỗ trước khi sấy có màu trắng sáng nên nếu nhựa thoát ra. Thấm không đều gây ra hiện tượng có miếng màu hồng nhạt. Có miếng sáng trắng trong cùng 1 mẻ sấy như trên.

Vì gỗ mềm, dễ bị mối mọt tấn công nên chúng rất ít được dùng đóng nội thất. Nếu đóng thì chủ yếu là đóng các đồ nội thất rời và có khả năng di chuyển được như tủ hồ sơ, bàn ghế, giường, giá sách. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị sử dụng chất liệu gỗ dái ngựa để đóng cửa gỗ. Cho nên, các món đồ nội thất gỗ dái ngựa lại được nhìn thấy khá phổ biến

Gỗ dái ngựa  thường được các công ty nội thất sử dụng để làm cửa gỗ rất đẹp. Chúng có thể dùng làm ván lót sàn, tủ buffer, tủ bếp, gỗ trạm kiến trúc. Gỗ trạm ngoại thất, gỗ trang trí, ván lót ngoài trời, tà vẹt đường sắt, cầu gỗ, ván đóng thùng. Và hộp đựng nữ trang, tay vịn cầu thang gỗ.

 

16. NỘI THẤT GỖ TRÀM

Bên cạnh gỗ dùng làm đồ nội thất thì tràm cũng khá nổi tiếng với các sản phẩm tinh dầu giúp giảm đau, điều trị vết thương, vết bỏng,…

 

cac-loai-go-tu-nhien-thuong-dung-lam-do-noi-that-p3-04

 

16.1 Giới thiệu về gỗ Tràm

Gỗ tràm thuộc nhóm IV trong bảng phân loại các nhóm gỗ của Việt Nam. Gỗ tràm hay còn gọi là tràm bông vàng, một số người còn gọi là keo lá tràm. Gỗ tràm có tên khoa học là Acaia aurculiformis, gỗ tràm phân bố chủ yếu ở Australia được trồng phổ biến ở Đông Nam Á như Ausralia, Thái Lan… ở Việt Nam, gỗ tràm được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Gỗ tràm được trồng và khai thác từ 13 năm tuổi trở lên, gỗ phải có đường kính trên 18cm, khi gỗ có màu sắc vàng sáng, ít khuyết tật, có độ cứng chắc, tỷ trong lớn hơn 650kg/m3, Gỗ tràm có thể chống lại sự tấn công của mối mọt và côn trùng rất tốt, đồng thời, làm chậm sự lão hóa gỗ trong điều kiện tự nhiên như: mưa nắng…nên gỗ tràm rất thích hợp để sản xuất những ván sàn có chất lượng tốt mà giá cả lại rẻ hơn nhiều so với những loại gỗ khác

 

16.2 Đặc điểm của nội thất gỗ Tràm

Bên cạnh nội thất gỗ tràm, loại gỗ này còn phù hợp với mục đích khác nữa. Cụ thể, các đặc điểm của nó là:

  • Gỗ tràm là dòng gỗ bền, có khả năng chống mối mọt, chống côn trùng hiệu quả.
  • Tinh dầu tràm được lưu giữ lâu trong gỗ làm chậm sự lão hóa gỗ trong các điều kiện tự nhiên như mưa, nắng, …
  • Màu gỗ tràm trầm ấm, sang trọng; gỗ tràm có mùi hương nhẹ của tinh dầu tạo sự thoải mái, dễ chịu trong quá trình sử dụng.
  • Bên cạnh đó, gỗ tràm dễ trồng, dễ khai thác nên giá cả trên thị trường khá rẻ. Đây là lựa chọn phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng các sản phẩm từ gỗ tràm.
  • Chất lượng gỗ tràm tương đương với nhiều loại gỗ tự nhiên khác mà lại có giá thành rẻ hơn hẳn nên đây chính là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn và gia đình.

 

17. NỘI THẤT GỖ TẦN BÌ

Gỗ Tần bì (ASH) và gỗ Sồi (OAK) là 2 loại gỗ có màu sắc và nguồn gốc gần giống nhau vì vậy nó khiến cho nhiều người mới hay bị nhầm lẫn!

 

cac-loai-go-tu-nhien-thuong-dung-lam-do-noi-that-p3-05

 

17.1 Giới thiệu về gỗ Tần Bì

Gỗ tần bì có tên khoa học là Fraxinus hay còn gọi là Ash. Đây là loại gỗ tự nhiên được nhập khẩu từ Bắc Mỹ, Đông Âu. Loại gỗ này có vân gỗ rất đẹp, thẳng, mặt gỗ thô đều, gỗ chắc. Gỗ tần bì (Ash) có khả năng chịu lực tổng thể rất tốt. Độ chịu va đập của tần bì vô cùng tuyệt vời, gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước.

Gỗ tần bì được nhập khẩu chính ngạch từ các nước: Đức, Pháp, Đan Mạch, Nga, Mỹ…và hiện nay Việt Nam cũng đã có loại gỗ tần bì này. Tuy nhiên vẫn là số lượng ít, vì thế khi muốn sản xuất nội thất gỗ tân bì, nguồn nguyên liệu chủ yếu vẫn là nhập khẩu gỗ tần bì.

Theo các chuyên gia, gỗ tần bì có nhiều loại khác nhau. Phân chia loại gỗ tần bì chủ yếu được phân biệt theo vùng trồng:

  • Gỗ tần bì trắng
  • Gỗ tần bì xanh
  • Gỗ tần bì vàng
  • Gỗ tần bì Carolina

 

17.2 Đặc điểm của nội thất gỗ Tần Bì

Ngoài những đặc tính vật lý như: độ chịu lực tốt, chịu va đập, dễ uốn cong. Gỗ tần bì có khả năng chịu máy tốt, độ bám ốc, bám đinh và dính keo đều tốt.

Gỗ tần bì tương đối nhanh khô và ít bị biến dạng khi sấy. Chất gỗ lành tính, an toàn cho sản xuất và sử dụng. Với những ưu điểm nổi bật trên mà gỗ tần bì được làm phổ biến trong nội thất, ván sàn, tủ bếp, ván lát ốp…

Nội thất gỗ tần bì mang vẻ đẹp mộc mạc, với những đường vân gỗ to, rộng. Mang sắc của đồ nội thất này mang đến tính thẩm mỹ cao cho không gian. Ngôi nhà bạn sẽ toát lên phong cách thiết kế nội thất hiện đại, không lo lỗi mốt.

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm của gỗ tần bì nêu ở trên thì loại gỗ này có một nhược điểm nho nhỏ đó là: gỗ ít có khả năng kháng sâu, vì thế dễ dễ bị mối mọt. Khi sử dụng gỗ tần bì để làm nội thất cần bảo quản cận thận để hạn chế sự tấn công của mối mọt.

 

Đây là phần cuối của bài viết về các loại gỗ thường gặp được sử dụng làm đồ nội thất (nếu bạn chưa xem các bài viết thì có thể xem qua liên kết sau: Các loại gỗ phần 1, Các loại gỗ phần 2) . Hoặc bạn có thể tìm hiểu một số món đồ nội thất làm bằng gỗ tự nhiên của Nội thất Bali qua các link sau đây:

Video nổi bật
XỬ LÝ DÁN CẠNH VÁN GỖ - NỘI THẤT BALI
Đánh giá khách hàng
Phạm Lê Hoàng Nhi

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Tình cờ được người bạn giới thiệu về Bali để làm kệ quần áo cho shop mới mở của mình. Hiện nay đã 3 năm mà kệ vẫn như mới, chưa có dấu hiệu xuống cấp. Tương lai mở thêm chi nhánh, chắc chắn mình sẽ lại nhờ cho tủ kệ của mình nữa.

Phạm Lê Hoàng Nhi

Kinh doanh

Hồ Thanh Nga

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Mình là một người rất kỹ tính, do đó, khi lựa chọn đơn vị thi công nhà bếp cho mình, mình phải hỏi rất kỹ càng từ vật liệu đến quy trình và chính sách, giá cả. Khi gặp được Nội thất Bali, mình rất ấn tượng bởi mọi vấn đề của mình đều được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác yêu cầu của mình. Đó là lý do mình chọn Bali

Hồ Thanh Nga

Kế toán

La Hoàng Nam

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Để tìm đơn vị thiết kế và thi công nội thất văn phòng cho công ty, mình đã tìm hiểu rất nhiều đơn vị nhưng không được mấy người tư vấn làm mình yên tâm cả. Tới khi được gặp chị Thủy, chỉ qua một buổi nói chuyện ngắn mình đã bị thuyết phục với các dịch vụ, chất lượng của Bali. Đến hiện nay, sau một thời gian dài sử dụng, mình hoàn toàn cảm thấy hài lòng về quyết định lúc trước.

La Hoàng Nam

nhân viên văn phòng

Hơn 200+ doanh nghiệp đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi

 

© 2020 - Nội thất Bali - Design by i-web.vn

Online: 11 | Ngày: 56 | Tháng: 3714 | Tổng: 310003